HOẠT ĐỘNG CỦA LỚP

BÀI DỰ THI THUYẾT TRÌNH BIỂN ĐẢO
NHỮNG VI PHẠM CỦA TRUNG QUỐCTRÊN BIỂN ĐÔNG
NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Kính thưa:
- Ban Giám khảo!
- Thưa quý thầy cô cùng các bạn học sinh thân mến!
Đến với cuộc thi hôm nay, thay mặt cho tập thể lớp 9/7 em xin trình bày với đề tài: “ Những vi phạm của Trung Quốc trên biển Đông những năm gần đây”!
Thưa Ban Giám khảo, quý thầy cô cùng các bạn!
Trải rộng từ 3 đến 26 vĩ độ Bắc và từ 100 đến 121 độ kinh Đông; biển Đông là một biển nửa kín. Ngoài Việt Nam, biển Đông được bao bọc bởi 8 nước khác là Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Campuchia; là tuyến giao thông huyết mạnh nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, châu Âu với châu Á và Châu Á với Trung Đông. Là vùng biển đa dạng về sinh vật, phong phú về khoáng sản và là nguồn sống phong phú của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Với Việt Nam, biển Đông đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Là vùng biển không chỉ cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven bờ từ hàng ngàn năm, mà còn là cửa ngõ để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế quan trọng, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế; vùng ven biển Việt Nam còn chứa đựng một tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng. Xét về mặt an ninh quốc phòng, biển Đông đóng vai trò quan trọng, là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước. Các đảo và quần đảo trên biển Đông, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có ý nghĩa phòng thủ chiến lược rất quan trọng đối với sự tồn vong của đất nước. Vì thế, với chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc, biển Đông chính là mục tiêu trước mắt trong chiến lược toàn cầu của Bắc Kinh.
Thưa Ban Giám khảo, quý thầy cô cùng các bạn!
Từ những năm 1950, các bản đồ của Trung Quốc đưa ra đường biên giới biển 9 đoạn dọc theo bờ biển Trung Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á, đồng thời đòi hỏi xác lập quyền độc chiếm Biển Đông của mình nhưng đưa ra những luận chứng thiếu đồng nhất, không có căn cứ lịch sử và hoàn toàn mâu thuẫn với nhau, không dựa trên bất cứ một căn cứ pháp lý quốc tế nào.
Cuộc tranh chấp lãnh thổ kéo dài nhiều thế kỷ nay ở Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng Đông Nam Á. Tuy nhiên  những năm gần đây, nhiều vụ việc xảy ra trên Biển Đông đã làm rõ hơn thực tế Trung Quốc ngày càng sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự để gây sức ép và ảnh hưởng đối với các quốc gia có tuyên bố chủ quyền trên vùng biển này, đặc biệt là Philíppin và Việt Nam. 
Các vụ việc xảy ra mang tính liên tục, có hệ thống khi tàu Hải giám, tàu tuần tra Trung Quốc tiến hành bắt giữ, xử phạt rất nặng đối với tàu cá Việt Nam khi họ đang hành nghề đánh cá bình thường tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đặc biệt là sự kiện tàu hải giám Trung Quốc cản trở hoạt động thăm dò dầu khí của Philíppin; xâm nhập lãnh hải của Việt Nam, phá hoại thiết bị và cản trở tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đang hoạt động tại vùng biển miền Trung chỉ cách mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên 120 hải Lý.
Và sự kiện tàu Trung Quốc phá hoại thiết bị một tàu thăm dò dầu khí khác của Việt Nam thuê sau vụ tàu Binh Minh 02 khoảng 2 tuần vào ngày 09 tháng 6 năm 2011.
Kính thưa quý thầy cô và các bạn!
Hành động liên tục xâm nhập vào bãi cạn Ayugin là một phần trong kế hoạch bành trướng của Trung Quốc nhằm sớm dành quyền kiểm soát hoàn toàn Biển Đông, trong đó có những vùng lãnh hải, lãnh thổ thuộc chủ quyền của các nước khác. Đặc biệt, sự kiện 30 tàu cá của Trung Quốc dưới sự hộ tống của tàu khu trục hải quân và tàu hải giám đã ngang nhiên xâm nhập vào Bãi cỏ Mây đồng thời ngăn chặn nguồn cung cấp hậu cần của thủy quân lục chiến Philippines đang đóng tại đây, mặc dù Bãi Cỏ Mây nằm trong cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam nhưng hiện tại nó đang bị tranh chấp bởi Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và cả vùng lãnh thổ Đài Loan; đây là cửa ngõ chiến lược để vào Bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa, là một khu vực có tiềm năng rất lớn về dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên.
Viêc Trung Quốc diễn tập quân sự ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam và tập trận đổ bộ ở khu vực bãi cạn James cách bờ biển Malaysia khoảng 80 km nhưng cách Trung quốc tới 1800 km đã phơi bày rõ tham vọng và quyết tâm độc chiếm Biển Đông của nước này. Bắc Kinh rõ ràng đang đẩy mạnh việc xác lập “chủ quyền” theo đường lưỡi bò hay còn gọi là đường 9 đoạn hết sức phi lý và ngang ngược của họ.
Trước đó trung quốc còn ngang ngược mở tuyến du lịch ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Các tàu tuần tra của Trung Quốc còn hung hăng bắn cháy một tàu cá của Việt Nam ở vùng tranh chấp.
Trong một diễn biến gây giật mình nhất vừa diễn ra cách đây không lâu, Trung Quốc đã đưa 8 tàu lớn cùng với 40 máy bay quân sự ồ ạt kéo vào vùng tranh chấp để uy hiếp Nhật Bản. Tất cả những diễn biến trên được các nhà quan sát Trung quốc lý giải là một phần nằm trong âm mưu lớn hơn của nước này là tìm mọi cách, mọi cớ để phá vỡ sự nguyên trạng ở khu vực tranh chấp theo hướng có lợi cho họ. Trong khi thực hiện âm mưu này, các lực lượng Trung quốc ngày càng tỏ ra hiếu chiến hơn, hung hăn hơn và quyết liệt hơn.
Các sự kiện gần đây trên Biển Đông được coi là hành động leo thang trong chuỗi các động thái xâm phạm của Trung Quốc đối với các nước trong khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng. Từ bắt giữ, đánh đập, đòi tiền chuộc các ngư dân Việt Nam đánh bắt xa bờ tại Hoàng Sa, Trường Sa, đến việc đưa các tàu Trung Quốc từ Hải giám, Ngư chính đến tàu cá đã hai lần ngang ngược xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam để tấn công, phá hoại cáp thăm dò trên các tàu thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam và còn dùng súng uy hiếp ngư dân Việt Nam.

Kính thưa Ban giám khảo!
Kính thưa quý thầy cô giáo cùng tất cả các bạn học sinh thân mến!
Người ta đã nói đúng: Hãy nhìn vào việc các nước làm chứ không nên nghe những gì họ nói. Dù luôn miệng nói những lời “mật ngọt” về hòa bình, hữu nghị, quan hệ hợp tác, láng giềng thân thiện  nhưng những hành động của Trung Quốc trong thời gian gần đây lại hoàn toàn đi ngược lại với những gì họ luôn rêu rao. Họ đã vi phạm công ước quốc tế về Luật biển 1982, đã đi ngược lại nội dung hội thảo giữa các nước trong khối ASEAN và Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc không biết rằng việc xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam chung ta nói riêng và biển Đông nói chung là việc làm tự mình đánh mất tất cả, như người ta thường nói: “Mất tiền bạc là mất ít, mất danh dự là mất nhiều, mất niềm tin là mất tất cả”.
Kính thưa quý thầy cô giáo cùng tất cả các bạn học sinh thân mến!
  Trước tình hình Biển Đông đang diễn biến ngày càng hết sức phức tạp, trước âm mưu thôn tính hèn hạ của Trung Quốc. Việc bảo vệ chủ quyền biển đảo là nhiệm vụ vô cùng cấp thiết của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Là học sinh, là chủ nhân tương lai của đất nước, chúng em phải quyết tâm học tập thật tốt, tu dững rèn luyền đạo đức để kế thừa truyền thống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của cha ông, cùng nhau tuyên truyền, vận động mọi người rằng dù ta không cầm súng nhưng chúng ta có đôi tay, có trí óc và lòng yêu nước nồng nàn, chỉ cần như vậy là ta đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo của quê hương. Xin được mượn những lời thơ của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến để kết lại bài thuyết trình của em.
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng

Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về

Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi

                   Hết







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét